Tên trò chơi: BINGO
- “Bingo” là trò chơi hiện đại phổ biến ở các nước phương Tây. Sau khi du nhập vào Việt Nam, “Bingo” được biến thể thành trò chơi khác gọi là “Lô tô” - tuy nhiên cách chơi mới này cũng có nhiều phiên bản: đa phần mang tính chơi giải trí, một số lại thiên về cá cược nên lưu ý chọn phiên bản với đối tượng chơi phù hợp.
Thể Loại: Trò chơi hiện đại.
Dân tộc/ Khu vực: Phương Tây
Mục đích, ý nghĩa:
- “Bingo” có luật chơi đơn giản, người chơi có thể:
✓ Áp dụng trò chơi mọi lúc mọi nơi đối với cá nhân lẫn tập thể với bất kỳ trình độ nào.
✓ Rèn luyện tính sáng tạo của bản thân bằng cách tự tạo nội dung trong các ô chữ Bingo.
✓ Ôn luyện tổng hợp các kiến thức từ ngôn ngữ tới toán học, lịch sử,… tùy theo nội dung trong ô Bingo.
✓ Rèn tư duy.
✓ Tạo không khí thi đua, liên kết đồng đội.
Số lượng người chơi:
- Trong môi trường tập thể, người chơi có thể chơi độc lập hoặc chia đều các đội. Do vậy số lượng người chơi không giới hạn.
- Trong giáo dục: trò chơi giới hạn người chơi để đảm bảo việc củng cố, truyền tải kiến thức.
Chuẩn bị:
➢ Không gian chơi
- Bất kỳ nơi nào chúng ta cũng có thể thực hiện được trò chơi này.
➢ Dụng cụ chơi
– “Bingo” được thiết kế là một tấm thẻ (bảng Bingo) với các ô vuông có chứa tranh ảnh, từ, cụm từ hoặc số, phép tính,… Trên bảng Bingo, nội dung các ô giống nhau, chỉ khác nhau về thứ tự các ô.
- Dụng cụ để đánh dấu vào ô kết quả: bút (tô màu, khoanh tròn, tick) hoặc đồ vật nhỏ đặt lên ô đáp án (viên kẹo, bánh, gôm,…) hay bất kỳ vật nào người chơi thấy phù hợp.
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
- Mỗi người chơi/mỗi đội nhận một tấm bảng Bingo.
- Khi quản trò đọc một câu hỏi ví dụ như tìm từ, tìm số, tìm tranh,... thì người chơi sẽ phải tìm ô kết quả tương ứng rồi đánh dấu câu trả lời của mình. - Nếu tìm ra được 5 từ tạo thành một hàng dọc/ngang/chéo hoặc tìm được 4 điểm ở 4 góc, người chơi sẽ kêu lên “Bingo!” và giành chiến thắng.
Cách chơi mới
- Số lượng ô trong bảng Bingo và quy định về dạng kết quả thắng cuộc hoàn toàn có thể thay đổi theo mức độ đơn giản – khó (tăng - giảm ô).
- Kết hợp bài hát “Bingo” vào trò chơi hoặc dùng để khởi động – đố người chơi biết chúng ta sẽ chơi trò gì?
- Phiên bản “Bingo Colors” (áp dụng đội chơi): Các thành viên trong mỗi đội sẽ ngồi thành từng hàng theo sơ đồ của bảng Bingo. Người quản trò sẽ đọc một màu sắc bất kỳ trên người chơi – ví dụ: Tóc màu vàng, giày màu trắng,… đội nào có thành viên đáp ứng kết quả trên sẽ đứng lên và cứ như thế áp dụng luật chơi thắng cuộc như trên. Tương tự, chúng ta có thể chơi phiên bản “Bingo Names”, thành viên nào có chữ cái đầu trong tên của mình tương ứng với chữ cái bất kỳ mà người quản trò đọc thì người đó sẽ đứng lên, các bước tiếp theo như trên.
- Nội dung trong bảng Bingo có thể tổng hợp nhiều chủ đề để trò chơi trở lên đa dạng, hấp dẫn hơn. Sản phẩm về một bảng Bingo về Thư viện trò chơi: Tên các thành viên nội bộ + Một số trò chơi dân gian/hiện đại.
Sưu tầm: Vũ Thị Nhật Lệ
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #bingo; #bingo; #thuvientrochoi