Tên trò chơi: ĐÁO TƯỜNG
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Việt - Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa:
- Trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các bạn nhỏ với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với người chơi.
- Tham gia trò chơi dân gian đáo tường, các bạn sẽ được vận động, được thư giãn, chạy nhảy, nô đùa, reo hò và khiến tinh thần sảng khoái phấn chấn rất nhiều. Trò chơi này sẽ giúp các bạn nhỏ rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo ra bầu không khí hòa đồng, đoàn kết và vui vẻ trong nhóm bạn.
Lịch sử:
- Là sản phẩm của một cộng đồng, trò chơi dân gian là thứ tài sản chung của cả một xã hội, nó thuộc về toàn thể quần chúng nhân dân chứ không của riêng một cá nhân nào, trò chơi dân gian gắn liền với sự tồn tại, phát triển của một cộng đồng người trong nhiều chặng đường phát triển khác nhau. Do đó, để xác định rõ khoảng thời gian cho trò chơi dân gian ra đời quả thật không dễ, ngày nay vẫn chưa xác định được, chỉ biết từ thực tiễn cuộc sống, có thể thấy rằng trò chơi dân gian ra đời từ chính nguồn gốc là nhu cầu cần được vui chơi giải trí của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước đặt nhân dân Việt dưới bao nỗi cơ cực, khổ sở, nhu cầu cần được nghỉ ngơi, giải trí, bù đắp năng lượng tiêu hao trở thành một yếu tố thường xuyên và liên tục đối với nhân dân. Với nhu cầu cần có một tinh thần thỏa mái, một tâm thái vui vẻ để nỗi cực nhọc cũ qua đi và bắt đầu với khó khăn mới đã làm thúc đẩy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân.
- Mặt khác, do điều kiện tự nhiên nên người nông dân Việt chỉ có hai mùa vụ trong một năm, xong mùa vụ thì thường rất nhàn rỗi: “ Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè”, đây là khoảng thời gian mọi người đợi cho lúa được phơi khô, đợi nước về ruộng và cũng là đợi cho sức khỏe bản thân được phục hồi sau một mùa vụ vất vả. Nhu cầu muốn nghỉ ngơi, vui chơi khi gặp được những khoảng thời gian rảnh lại càng tạo một điều kiện tốt để nhiều loại hình vui chơi giải trí ra đời và phát triển, qua nhiều giai đoạn dài lịch sử, các hình thức vui chơi, giải trí đã đồng thời xuất hiện và trong đó có trò chơi dân gian.
- Trò chơi dân gian xuất hiện trong xu thế chung và bên cạnh rất nhiều hình thức vui chơi giải trí khác như hội hè, đình đám, lễ hội nhưng có thể nói trò chơi dân gian đã luôn giữ được chỗ đứng của mình bởi hội hè hay đình đám chỉ diễn ra trong những khoảng thời gian và không gian nhất định trong năm trong khi đó trò chơi dân gian lại là một hình thức giải trí có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, 8 quanh năm suốt tháng, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, nghĩa là trò chơi dân gian đáp ứng rất tốt nhu cầu vui chơi giải trí của quần chúng nhân dân. Do vậy, đó chính là nguồn gốc cho sự ra đời của trò chơi dân gian Việt Nam.
- Quá trình hình thành và phát triển Không ra đời, phát triển theo phương hướng đột biến, vừa ra đời đã có ngay một hệ thống trò chơi hoàn chỉnh, trò chơi dân gian là kết quả của tự tích góp từ từ, liên tục từ óc sáng tạo, trí tuệ của nhân dân qua nhiều giai đoạn lịch sử. Sự sáng tạo, hình thành nên các trò chơi dân gian của ông cha ta đi từ ngẫu nhiên, tình cờ đến ý thức sáng tạo.
- Đầu tiên, trò chơi dân gian được hình thành một cách ngẫu nhiên trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. Người Việt ta từ thuở hồng hoang đã mang trong mình tâm thức gắn bó cuộc sống của mình với thiên nhiên. Coi thiên nhiên ngang tầm với sự tồn tại, phát triển của con người. Đời sống nông nghiệp khiến người Việt gắn bó nhiều hơn với mặt đất, đất là nơi gieo trồng và cũng là nơi nhân dân buông mình nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Gắn bó với mặt đất như vậy nên người Việt ta rất hay có thói quen cùng nhau viết hoặc vẽ trên mặt đất. Mặt đất lại trở thành nơi nuôi dưỡng những óc tưởng tượng, rất có thể việc bẻ một cành cây nhỏ, vẽ những nét ngoằn ngoèo vô thức trên mặt đất lại là cơ sở để quần chúng nhân dân sáng tạo ra những trò chơi dân gian đầu tiên.
- Từ thực tế, ta sẽ nhận thấy rằng rất nhiều trò chơi dân gian của người Việt ta đều được bố trí vẽ chơi trên mặt đất. Trò Lò cò trong ô, Lò cò suồn, Lò cò xoắn ốc đều phải vẽ hình trên mặt đất để chơi, đó là những đường kẻ hình vuông, hình xoắn ốc, ngoài ra còn có trò xây nhà bằng những đường kẻ trên đất, đó không thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có thể nói rằng trò chơi dân gian đã ra đời ngẫu nhiên, tình cờ từ đời sống sinh hoạt của nhân dân.Bên cạnh sự ngẫu nhiên qua thói quen, trò chơi dân gian Việt còn được hình thành, phát triển ngẫu nhiên qua dáng dấp của hoạt động nông nghiệp. Có thể thấy, trong đời sống nông nghiệp có gì thì trong trò chơi dân gian có cái đó.
Số lượng người chơi: Số lượng người chơi từ 3 đến 5 người, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm.
Chuẩn bị:
- Trước khi chơi, hãy vạch trên đất một khung hình chữ nhật có chiều rộng 2m và chiều dài khoảng 3m cạnh chân tường.
- Mỗi người chơi sẽ có một đồng tiền xu làm đồng cái. Người chơi sẽ oẳn tù xì để xếp thứ tự chơi.
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
Khi bắt đầu trò chơi, từng người chơi sẽ đứng bên tường, ném đồng cái đặt vào mặt tường, khi đồng cái bị bật ra rơi trên mặt đất, nếu ai có đồng cái hơn thì sẽ được ăn theo quy định là:
- Nếu đồng cái đặt trên hai vạch bên cạnh thì được đi lại lần khác tiếp ngay sau đó.
- Nếu đồng cái nằm trên đỉnh thì được để đó xem ai sẽ hơn như sau: Đồng cái của ai cách chân tường xa hơn thì được nhất, còn cái bị bật ra khỏi khu vực giới hạn thì ai gần tường hơn thì hơn. Lưu ý: chưa đến lượt mình đi cái sẽ bị mất lượt.
- Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể phù hợp với tất cả những bạn nhỏ muốn chơi. Trên đây là cách chơi trò chơi đáo tường, bố mẹ cũng có thể chơi với con những lúc rảnh rỗi, ngày lễ, cuối tuần để con có những phút giây thư giãn thật bổ ích.
Cách chơi khác:
Đáo tường được các trẻ em miền quê tổ chức chơi trên những nền đất mềm vừa phải, 2 hay nhiều em sẽ tổ chức thi đua với nhau. Ngoài các đồng xu, trẻ em còn có thể thay thể bằng nhiều đồ chơi khác như hình, dây chun (thun), bi ve, nắp chai,... Tùy theo từng giai đoạn (mùa chơi — "mùa dế", "mùa hình"...) mà một khu vực nào đó có thể cùng trao đổi một loại đồ chơi. Ngoài cách chơi đặc cược tất cả vào một ô còn có cách chơi đối kháng với nhau. Hai hoặc nhiều người chơi chọn cho mình một vị trí để đặt đáo (hòn), mỗi lượt một người cố gắng dùng đáo (hòn) của mình ném trúng đáo (hòn) của đối phương. Mỗi khi đánh trúng 1 đối phương, người chiến thắng có thể tiếp lượt để tấn công các đối thủ khác (nếu chơi nhiều người).
Sưu tầm: Vũ Minh Huyền
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet;
Hashtags: #daotuong; #dao-tuong; #thuvientrochoi