Tên trò chơi: THẢ LỖ
Trò chơi dân gian ‘Thả lỗ” được biết đến với các tên gọi khác như: Ném bóng vảo rổ, Thả bóng vào giỏ/xô, Thả bóng qua lỗ.
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Việt - Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa:
- “Thả lỗ” đến ngày nay có rất nhiều “phiên bản”. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu mà trò chơi này đem lại cho người chơi là tăng khả năng tập trung, phát triển sự phối hợp giữa tay - mắt cũng như giúp kỹ năng vận động tổng thể thêm phần dẻo dai.
- Trò chơi này sẽ giúp chúng ta xây dựng tính đoàn kết tập thể, tinh thần đồng đội.
Lịch sử
- Trò chơi “Thả lỗ” có lẽ đã xuất hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ vùng này qua vùng khác với hình thức truyền miệng và tùy thuộc vào điều kiện vật chất mà người chơi có thể sáng tạo ra cách thức chơi khác nhau. Dù chưa thấy trò chơi này xuất hiện trong câu chuyện truyền thuyết nào nhưng nó đã được áp dụng từ rất lâu trong phương pháp dạy học Montessori.
Số lượng người chơi:
- Đối với trò chơi “Thả lỗ”, tùy từng mục đích – môi trường mà ta có thể đưa ra số lượng người chơi khác nhau.
Ví dụ:
+ “Thả lỗ” áp dụng trong phạm vi gia đình/giáo dục Montessori: thường sẽ giới hạn số lượng người chơi – để tập trung vào sự phát triển của các bé.
+ “Thả lỗ” áp dụng trong phạm vi tập thể: sẽ không giới hạn số lượng và độ tuổi người chơi – càng đông trò chơi càng trở lên hấp dẫn.
(Bài viết này sẽ trình bày chủ yếu về Thả lỗ trong phạm vi tập thể)
Chuẩn bị:
Không gian chơi
Nền đất trống, khoảng cách đủ rộng – đủ dài để thực hiện thử thách ném.
Dụng cụ chơi
- Bóng nhựa / Bóng gỗ / Bóng vải,…
- Rổ / hộp / giỏ lớn đựng bóng cho mỗi đội chơi (Nên được lót vỏ đỗ / trấu bên dưới đáy để tránh tình trạng khi bóng ném vào rổ lại nẩy ra bên ngoài).
Kỹ thuật
- Kỹ thuật cầm nắm: điều khiển các ngón tay nắm giữ vật ném sao cho chắc chắn.
- Kỹ thuật ném: là kỹ thuật quan trọng nhất trong trò chơi này để đưa được quả bóng vào lỗ ghi điểm cho mỗi đội. Cụ thể như sau: Người chơi đứng tư thế chân trước chân sau dưới vạch chuẩn; phía tay (thuận) cầm bóng cùng với phía chân sau; sau đó đưa tay từ trước – xuống dưới – ra sau – lên cao rồi ném vào lỗ.
- Kỹ thuật di chuyển: Trò chơi này đòi hỏi sự di chuyển cẩn thận để đem những trái bóng tiếp theo về cho đồng đội của mình thực hiện tiếp trò chơi (hoặc có thể cộng thêm các thử thách vượt chướng ngại vật).
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
- Trò chơi sẽ giới hạn thời gian; người chơi chia thành các đội đều nhau; số lượng bóng của các đội cũng như nhau. Ở vị trí đích sẽ có 2 rổ bóng: rổ 1 – (rổ trống) để ném bóng vào; rổ 2 - chứa lượng bóng ban đầu. Khi một thành viên thực hiện xong thử thách của mình sẽ lấy bóng ở rổ 2 về đưa cho đồng đội của mình tiếp tục trò chơi. Sau khi kết thúc trò chơi, đội nào nhiều bóng hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Video hướng dẫn kỹ thuật ném: (Từ 4:15 – 5:35) https://bitly.com.vn/866gde
- Video một cuộc chơi thực tế:
- Về cơ bản, trò chơi này tập trung vào thành quả ném bóng. Tuy nhiên để tăng tính kịch tính, thú vị, chúng ta thường tìm ra những cách chơi mới bằng việc đan xen các thử thách khác trong quá trình di chuyển để chuẩn bị ném bóng. Video dưới đây là một ví dụ:
- Sáng tạo mới: Với vật dụng ném là bóng, chúng ta hoàn toàn có thể thay thế hoặc kết hợp bằng các hình khối khác cũng như vật liệu khác (Ví dụ hình trụ, hình tam giác,..) để góp phần hình thành tư duy toán học, suy nghĩ logic. Bên cạnh đó, nếu phạm vi điều kiện hạn chế việc hoạt động tập thể, ta có thể sử dụng những vật dụng gần gũi trong gia đình để thực hiện – sáng tạo trò chơi hoặc dùng các giáo cụ trực quan.
Sưu tầm: Vũ Thị Nhật Lệ
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #thalo; #tha-lo; #thuvientrochoi