Kết Nối Cộng Đồng - Nâng Tầm Văn Hóa
HOTLINE:
  • 0969.084.985
TRÒ CHƠI BÀI HOA HANAFUDA 
 

Tên trò chơi: BÀI HOA HANAFUDA (BÀI HOA NHẬT BẢN)

 

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

 

Dân tộc/ Khu vực: Nhật Bản

 

Lịch sử hình thành:

       Bài Hoa Hanafuda (花札) hay còn gọi là bài Hoa Nhật Bản hay đơn giản là bài Hanafuda. Đây là một trong số các game đánh bài truyền thống của Nhật Bản. Trò chơi này rất phổ biến đối với người Nhật đồng thời xuất hiện nhiều trong các bộ truyện tranh, phim truyền hình hay hoạt hình nổi tiếng. 

        Gọi là bài Hoa bởi các lá bài trong bộ bài ứng với một loài hoa (hoặc cây) tượng trưng cho một mùa cụ thể được gọi là Hanafuda. Trò chơi bài lá này ra đời vào thế kỷ XVIII đáp ứng nhu cầu giải trí của người Nhật. Bởi ở Nhật khi đó việc chơi bài và đánh bạc được coi là bất hợp pháp với các đạo luật vô cùng nghiêm ngặt.

        Bài Hoa Hanafuda là game đánh bài truyền thống nổi tiếng từ Nhật Bản

      Để lách luật này, người Nhật sáng tạo ra bộ bài Hoa Hanafuda, đây là bộ bài không có số và không thể tính điểm trong các ván chơi như các bộ bài thông thường như bài Tây hay bài Mạt chược. Do đó nó được hợp pháp hóa và trở thành trò chơi truyền thống phổ biến trong văn hóa của người Nhật từ đó cho tới nay. Đến nay, hanafuda vô cùng thịnh hành ở Nhật với nhiều cách chơi như là koi koi, hana awase, 88 (hachi hachi),…

        Không chỉ nổi tiếng ở Nhật, bài Hoa còn du nhập qua Hàn Quốc và rất thịnh hành ở đây. Thậm chí người Hàn còn chơi bài Hoa nhiều hơn cả người Nhật. Bài Hanafuda xuất hiện trong nhiều phim bài Hoa Hàn Quốc. Điều này khiến cho nhiều người hiểu lầm Hanafuda là bài Hàn Quốc nhưng thực chất đây là trò đánh bài truyền thống của người Nhật. Đồng thời được xem là một trong các game đánh bài tinh tế nhất trên thế giới.

 

Số lượng người chơi: Một hoặc nhiều người chơi.

 

Chuẩn bị: Bộ bài hanafuda

 

1/ CÁC LÁ BÀI PHÂN CHIA THEO BỘ HÌNH


 

Hanafuda có 5 bộ hình ảnh, mỗi bộ có số điểm khác nhau: 5 lá Hikari (mỗi lá 20 điểm), 9 lá Tane (mỗi lá 10 điểm), 10 lá Tan (mỗi lá 5 điểm) và 24 lá Kasu (mỗi lá 1 điểm). 

+ Tan () hay còn gọi là bộ ruy băng gồm có 10 lá có hình ruy băng đỏ (akatan) hoặc ruy băng xanh (aotan).

+ Hikari () gồm các lá Chim hạc và mặt trời, Rèm che và hoa anh đào, Trăng rằm tháng 8, Người đi trong mưa (Michikaze), Phượng hoàng. Đây là một bộ đặc biệt, giúp bạn ghi được nhiều điểm.

 

+ Tane () hay còn gọi là bộ động vật vì có các lá bài hình động vật, đồ vật ghép cùng các loài cây. Bộ này gồm có các lá Chim chích và hoa mận, Chim cuckoo và hoa tử đằng, Cầu tám bậc và hoa diên vĩ, Bướm và hoa mẫu đơn, Lợn lòi và hoa dại, Vịt trời trú đông, Cốc rượu sake, Hươu và cây phong, Chim nhạn.

+ Kasu (カス) là 24 lá bài thường còn lại, trên mặt được trang trí loài hoa, loài cây thông thường. 

 

2/ CÁC LÁ BÀI PHÂN CHIA THEO THÁNG 


 

Tháng 1 (Tháng Giêng) với loài cây tượng trưng chính là hình ảnh rừng thông (Matsu).

Trong các lá bài của tháng 1 có 2 lá Kasu, 1 lá Tan và 1 lá Hikari (có hình mặt trời và con hạc). Các lá bài này đều có hình ảnh cây thông trên lá bài. 

Tháng 2 gồm có 4 lá bài với loài cây biểu tượng là hoa mận (Ume).

Trong các lá bài này có 2 lá bài Kasu, 1 lá bài Tan và 1 lá bài Tane (có hình hoa mận và chim chích).

Tháng 3 có biểu tượng in trên các lá bài đó là hoa anh đào (Sakura), một loài hoa được coi là quốc hoa của người Nhật Bản.

Trong các lá bài của tháng 3 có 1 lá bài Tan, 1 lá bài Hikari (hình rèm che và hoa anh đào) cùng với 2 lá bài Kasu. 

Tháng 4 với loài hoa biểu tượng của các lá bài đó chính là hoa tử đằng (Fuji) hay còn được gọi là hoa đậu tía nổi tiếng ở xứ sở mặt trời mọc. Các quân bài trong bộ tháng 4 bao gồm 1 lá bài Tan, 1 lá bài Tane (hình hoa tử đằng và chim cuckoo) cùng 2 lá bài Kasu. 

 

Tháng 5 là tháng có hình ảnh đại diện đó chính là loài hoa Iris hay còn gọi là hoa diên vĩ (Ayame) trên 4 lá bài.

Trong đó có 1 lá bài Tan, 1 lá bài Tane (hoa Iris và cầu tám bậc) đi kèm 2 lá bài Kasu.

Tháng 6 có hình ảnh tượng trưng đó là loài hoa mẫu đơn (Botan).

Các lá bài Hoa Hanafuda của tháng 6 gồm có 2 lá bài Kasu, 1 lá bài Tan và 1 lá bài Tane (hình con bướm và hoa mẫu đơn). 

 

Tháng 7 với loài cây biểu tượng chính là cây hoa dại của Nhật Bản (Hagi).

Trong số 4 lá bài của tháng này có 2 lá bài Kasu, 1 lá bài Tane (hình con lợn lòi và hoa dại) với 1 lá bài Tan.

 

Tháng 8 là tháng được tượng trưng là cỏ Susuki (Susuki) trên các lá bài.

Tổng số 4 lá bài của tháng 8 có 2 lá Kasu, 1 lá Tane (hình vịt trời trú đông và cỏ Susuki) kèm 1 lá bài Hikari (hình trăng rằm và cỏ Susuki).

Tháng 9 trong bộ bài Hoa Nhật Bản chính là tháng có biểu tượng hoa cúc đại đóa (Kiku) trên các quân bài.

Các quân bài của tháng 9 gồm có 2 lá Kasu, 1 lá Tan và 1 lá bài Tane (hình ảnh cốc rượu Sake và hoa cúc đại đóa).

Tháng 10 chính là các quân bài có hình lá phong mùa thu (Momiji).

Trong các lá bài đại diện cho tháng 10 có 1 lá bài Tan, 2 lá bài Kasu và 1 lá bài Tan (hình con hươu và lá phong).

Tháng 11 với loài cây biểu tượng là cây dương liễu (Yanagi).

Các lá bài tháng 10 bao gồm 1 lá bài Kasu, 1 lá bài Tan, 1 lá bài Tane (hình con chim nhạn và cây dương liễu), 1 lá bài Michikaze (hình người đi trong mưa và cây dương liễu). Michikaze là lá bài đặc biệt vì nó là lá bài duy nhất có hình người.

Tháng 12 hay tháng Chạp được đại diện bằng hình ảnh của cây chi hông (Kiri) trên các lá bài. Các lá bài của tháng 12 bao gồm 3 lá Kasu và 1 lá bài Hikari (hình phượng hoàng và cây chi hông).

 

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

 

 Cách thiết lập bàn hanafuda


 

Để bắt đầu chơi bài Hoa Nhật Bản theo luật Koi Koi, các người chơi phải lựa chọn ra một nhà Cái (gọi là Oya-san). Trò chơi này thường được chơi với hai người. 

Cách chọn thông thường đó là các người chơi rút một trong các thẻ bài trong bộ bài. Người chơi nào rút được thẻ bài có tháng nhỏ hơn thì được chọn làm nhà Cái. Trường hợp hai người chơi rút được cùng tháng thì xác định dựa trên giá trị của lá bài. Ngoài ra, hai người chơi có thể tự Oẳn Tù Tì Kéo Búa Bao để xác định người được làm nhà cái. 

Sau khi xác định xong nhà Cái, đây chính là người thực hiện việc chia bài và chơi bài đầu tiên trong ván bài. Người được chọn làm Oya-san có một lợi thế nhất định trên bàn chơi so với người chơi còn lại.

Nhà Cái thực hiện chia bài cho người chơi và các lá bài Sàn.

Để bắt đầu một ván bài Hoa Hanafuda, nhà cái chia cho các người chơi từng người 8 lá bài úp xuống phía trước. Cùng với đó là 8 lá bài được lật lên đặt trên bàn gọi là Sàn. Bộ bài còn thừa sau khi chia được để úp ở bên cạnh giống như Nọc khi đánh bài bài Phỏm Tá Lả. 

 

 

LUẬT CHƠI BÀI HOA HANAFUDA THEO PHONG CÁCH KOI KOI


 

  •        LUẬT KIỂM TRA BÀI VÀ THẮNG LUÔN VÁN BÀI

- Sau khi được chia bài, người chơi tiến hành kiểm tra các lá bài được chia để xem có thể thắng ngay ván bài hay không. 

- Đầu tiên là kiểm tra các là bài Sàn được nhà Cái lật lên trên bàn. Trường hợp nếu các lá bài Sàn này có 4 quân bài có cùng 1 tháng ví dụ như Tháng 1 hay Tháng 12 thì ván bài đó không được tính và nhà cái phải tiến hành chia lại bài cho các người chơi. Trong trường hợp, trong 8 lá bài Sàn được mở ra trên bài có 3 trên 4 lá bài của cùng 1 tháng thì người chơi nào có lá bài còn lại của tháng đó trong bộ bài được chia có quyền nhận toàn bộ quân bài của tháng đó.  

- Sau khi chia bài người chơi kiểm tra các lá bài trên Sàn và trên tay trước.

- Sau khi kiểm tra các quân bài Sàn xong, người chơi tiếp tục kiểm tra 8 quân bài được chia trên tay của mình. Nếu như có Yaku (tổ hợp các lá bài tính điểm theo quy định) thì ván bài ngay lập tức dừng lại và tiến hành tính điểm. Đây giống như kiểu được Xì Dách hay Xì Lát trong bài Blackjack. 

  • Nếu người chơi có cả 4 lá bài của cùng một tháng gọi là Teshi thì được tính là 6 điểm. 

  • Nếu người chơi có bộ bài có 4 tháng khác nhau, từng tháng có 2 thẻ  gọi là Kuttsuki và nhận được 6 điểm.

 

  • QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỘT VÁN BÀI HANAFUDA

- Người chơi bắt đầu chơi lần lượt, người chơi đầu tiên là Nhà Cái. Mỗi lượt chơi người chơi trước tiên, Đánh một quân bài xuống Sàn.

- Nếu quân bài đó trùng với tháng với bất cứ lá bài nào trên Sàn, người chơi bắt quân bài đó, bằng cách đặt quân bài của mình và quân bài đó về phía khu vực của mình và ngửa lên. Nếu có 2 quân trùng tháng với bạn, bạn được quyền chọn bắt 1 trong 2. Nếu có 3 quân trùng tháng, bạn được quyền bắt tất cả.

- Nếu quân bài đó không trùng với bất cứ lá bài nào trên Sàn, bạn phải để lại nó tại Sàn.

- Sau khi đánh xong một quân bài, người chơi tiến hành bốc 1 lá bài trong Bộ bài úp ( dù bắt được hoặc không bắt được quân trước đó). Nếu quân vừa bốc có thể Bắt được được quân bài nào trên Sàn thì bạn được  bắt luôn. Nếu quân bài vừa bốc không bắt được quân nào trên Sàn, bạn đặt chúng lên Sàn.

- Sau khi kết thúc lượt chơi, tiếp tục với lượt của đối thủ. Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi 1 người chơi tạo ra 1 Yaku. Người chơi này có quyền chọn 1 trong 2 lựa chọn:

Trường hợp 1: Dừng trò chơi. Khi đó ván bài kết thúc và tiến hành tính điểm. Điểm được tính theo điểm Yaku và đối thủ không được điểm nào.

Trường hợp 2: Chơi tiếp hay còn gọi là Koi Koi, với mong muốn là người chơi này sẽ lập được thêm nhiều Yaku hơn và điểm cao hơn. Trò chơi tiếp tục diễn ra cho đến khi 1 Yaku được lập. Nếu đối phương là người lập được Yaku tiếp theo thì người này sẽ được nhân đôi điểm và người chơi sẽ không nhận được điểm nào.

Kết thúc ván chơi

Ván chơi sẽ kết thúc khi một người chơi đạt được Yaku và không chơi tiếp hoặc khi Bộ bài hết quân bài để bốc. Kết thúc ván chơi bài Hoa thường có hai kết quả Hòa hoặc Thắng.

Người chơi dành thắng cuộc là người có số điểm cao nhất. Số điểm nhận được sẽ bằng tổng số điểm các yaku mà người thắng tạo được trong suốt quá trình chơi.

Trường hợp Hòa là khi 2 người chơi liên tục Koi-Koi nhưng sau đó không tạo ra thêm Yaku nữa thì hòa, gọi là Nagare, và không bên nào được điểm.

 

CÁCH TÍNH ĐIỂM YAKU:


 

  • Các bộ 10 điểm

Akatan, Aotan no Chofuku: Thu thập được đủ các cuộn câu đối

Gokou: Ngũ Quang – Đủ các lá đầu tiên của tháng 1 – 3 – 8 – 11 – 12

  • Bộ 8 điểm

Shiko: Tứ quang – Giống Ngũ Quang nhưng không có ngài Michikaze

  • Bộ 7 điểm

Ame - Shiko: Gồm 4 lá Hikari bất kì miễn trong đó có Michikaze

Bộ 5 điểm

Sanko: Tam Quang. Gồm 3 lá Quang bất kỳ.

Akatan: Thu thập đủ 3 cuộn câu đối có bài thơ

Aotan:Thu thập đủ 3 cuộn giấy tím

Inoshikacho: Thu thập 3 lá Lợn rừng, Hươu và Bướm.

Hanami-zake: Thu thập bộ 2 lá  Gồm lá Hikari tháng 3 và lá Cốc rượu. Uống rượu ngắm hoa anh đào.

Tsukimi- zake: Thu thập bộ 2 lá. Lá Hikari mặt trăng và lá Cốc rượu. Uống rượu ngắm trăng.

  • Bộ 1 điểm

Tane: Bộ gồm 5 lá Tane bất kì. Mỗi lá Tane được thêm vào kể từ lá Tane thứ 6 sẽ được cộng thêm 1 điểm.

Tanzaku: Bộ Gồm 5 lá Scroll bắt kì, không phân biệt màu sắc. Mỗi lá Tan được thêm vào kể từ lá Tan thứ 6 sẽ được cộng thêm 1 điểm.

 

 

Kasu: Bộ gồm 10 lá Kasu. Lá Cốc rượu cũng có thể được tính như một lá Kasu khi cần. Mỗi lá Kasu được thêm vào kể từ lá Kasu thứ 11 sẽ được cộng thêm 1 điểm.

 

 

Cách chơi hachi hachi


 

- Cách chơi hachi hachi nổi tiếng với tên gọi này vì tổng số điểm của cả bộ bài là 264 điểm khi chia đều cho ba người sẽ được con số 88 (hachi hachi trong tiếng Nhật). Cách chơi này thường dành cho ba người chơi trở lên, nhưng để tránh gặp rắc rối vì luật chơi của hachi hachi bạn nên chơi theo nhóm 6 người. 

- Mỗi người chơi sẽ được chia 7 lá bài, 6 lá bài được đặt nằm ngửa trên sàn, phần còn lại được đặt thành chồng bài nằm sấp. Sau khi chia bài, nếu bạn sở hữu các bộ đặc biệt (những bộ đặc biệt này được gọi là teyaku), bạn sẽ đặt ở trước mặt để tính điểm vào cuối ván. Tiếp theo, cách chơi trò này giống với koi koi, bạn sẽ tạo thêm bộ để ghi điểm bằng cách đánh quân bài cùng tháng với quân bài có trên sàn và lấy quân bài về phía mình.

- Nếu như có hai quân bài trùng tháng với quân bạn đánh, bạn được chọn một trong hai. Hoặc, có ba quân bài trùng tháng với quân bạn đánh, bạn sẽ được lấy tất cả. Ngược lại nếu quân bài của bạn không trùng tháng với bất kỳ quân bài nào có trên sàn, bạn sẽ phải đặt quân của bạn ở lại. 

Ảnh: miyuki3

- Trò chơi sẽ kết thúc khi số bài có trên sàn được sử dụng hết và người nào có số điểm cao nhất sẽ là người chiến thắng. Mặc dù có cách chơi khá giống với koi koi nhưng cách tình điểm của hachi hachi hoàn toàn khác biệt.

  • Cách tính điểm của hachi hachi

Hachi hachi tính điểm bằng cách tạo ra những bộ yaku đặc biệt được gọi là teyaku và deriyaku. Teyaku là những bộ bạn có sẵn trên bài của mình ngay sau khi được chia bài, deriyaku là những bộ bạn tạo ra bằng cách bắt bài. Cách tính điểm của hachi hachi vô cùng đa dạng do tùy theo luật chơi hoặc thói quen mà cách tính có thể thay đổi, bạn có thể tham khảo cách tính đơn giản dưới đây.

Cách tính điểm teyaku của một bộ bài 
  • Cách tính điểm teyaku

三本 (Sanbon): 10 điểm. Bộ có ba lá của một tháng bất kỳ.

立三本 (Tatesanbon): 15 điểm. Bộ có ba lá của tháng 4, tháng 5, tháng 7, hoặc ba lá Kasu của tháng 11.

赤 (Aka): 15 điểm. Bộ có từ hai lá hình dải băng đỏ trở lên, còn lại là Kasu.

短一 (Tan’ichi): 20 điểm. Bộ có một lá hình dải băng, sáu lá Kasu.

十一 (Toichi): 20 điểm. Bộ có một lá động vật, sáu lá Kasu.

光一 (Pikaichi): 20 điểm. Bộ có một lá ánh sáng, sáu lá Kasu.

喰付 (Kuttsuki): 20 điểm. Bộ có ba cặp gồm hai lá cùng tháng bất kỳ.

空巣 (Karasu): 25 điểm.  Bộ có bảy lá Kasu.

手四 (Teshi): 30 điểm. Bộ có bốn lá của một tháng bất kỳ.

はねけん (Haneken): 30 điểm. Bộ có ba lá của một tháng bất kỳ và hai cặp gồm hai lá cùng tháng.

一二四 (Ichinishi): 35 điểm. Bộ có bốn lá của một tháng bất kỳ, hai lá cùng tháng bất kỳ và một lá đơn bất kỳ.

四三 (Shisou): 50 điểm. Bộ có bốn lá của một tháng bất kỳ và ba lá của một tháng bất kỳ.

Cách tính điểm deriyaku của một bộ bài. Ảnh: ryanpeikou
  • Cách tính điểm deriyaku 

赤短 (Akatan): 35 điểm. Bộ có ba lá có dải băng đỏ.

青短 (Aotan): 35 điểm. Bộ có ba lá có dải băng xanh.

猪鹿蝶 (Inoshikachō): 35 điểm. Bộ có ba lá Lợn lòi, Hươu và Bướm.

七短 (Nanatan): 50 điểm. Bộ có bảy lá dải băng bất kỳ trừ dải băng trong tháng 11.

総八 (Souhachi): 50 điểm. Nếu tổng số điểm của cả ba là 88, nhà cái nhận được 50 điểm từ hai người còn lại. 

二八 (Futahachi): 50 điểm. Nếu tổng số điểm của lượt đó lớn hơn hoặc bằng 168 điểm, bạn sẽ nhận được 50 điểm.

四光 (Shikou): 50 điểm. Bộ có bốn lá Hikari, không có lá Michikaze (Người đi trong mưa).

五光 (Gokou): 75 điểm. Bộ có năm lá Hikari.

素十六 (Sujiroku): 50 điểm. Bộ có 16 lá Kasu.

素十七 (Sujishichi): 60 điểm. Bộ có 17 lá Kasu.

素十八 (Sujihachi): 75 điểm. Bộ có 18 lá Kasu.

素十九 (Sujiuku): 100 điểm. Bộ có 19 lá Kasu.

Theo cách tính bộ teyaku và deriyaku, các lá bài của tháng 11 được tính như lá Kasu bất kể hình của lá bài là gì.

 

Video minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=yBV5SI-8vk0

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #baihoahanafuda; #bai-hoa-hanafuda; #thuvientrochoi

Trò chơi tương đồng