Kết Nối Cộng Đồng - Nâng Tầm Văn Hóa
HOTLINE:
  • 0969.084.985
BÓNG ĐÁ 
 

Tên trò chơi: Bóng đá, túc cầu, đá banh

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Lịch sử: 

  • Bóng đá được ra đời và khoảng thế kỷ thứ 2, thứ 3 trước Công nguyên ở Trung Quốc. Bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 thì bóng đá được phổ biến tại một số trường học ở nước Anh. Câu lạc bộ bóng đá đầu tiên được thành lập năm 1824 với tên “The Fooot Ball Club” có trụ sở ở Edinburgh, Scotland.
  • Đến năm 1884, bộ luật bóng đá cổ xưa nhất với tên gọi Cambridge được ban hành với sự có mặt của các đại diện trường ĐH như Shrewbury, Rugby, Winchester, Eton, Harrow tổ chức tại khuôn viên Trinity College của trường ĐH Cambridge để thống nhất về luật bóng đá mới nhất.
  • Năm 1850, bắt đầu hình thành một số đội bóng bóng nghiệp dư, nổi bật nhất là câu lạc bộ Seffield FC, đây cũng là câu lạc bộ lâu đời nhất thế giới vẫn tồn tại.
  • Năm 1886, Ủy ban bóng đá quốc tế – International Football Association Board viết tắt là IFAB được thành lập tại Manchester dưới sự tham gia của hiệp hội bóng đá Scotland, Hiệp hội bóng đá Ireland, xứ Wales và FA, đây là những cơ quan có trách nhiệm quản lý luật bóng đá thế giới.
  • Đầu thế kỷ 20, môn thể thao bóng đá bắt đầu phát triển mạnh, chính điều này làm cho các giải bóng đá cần có một cơ quan giám sát những trận đấu bóng đá.

 

Mục đích, ý nghĩa: 

  • Chơi bóng đá giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Giảm lượng mỡ cơ thể và xây dựng cơ bắp
  • Chơi bóng đá cũng giúp cải thiện thể lực đáng kể, nâng cao khả năng phối hợp vận động.
  • Không như các hình thức luyện tập cá nhân, bóng đá là môn chơi tập thể, giúp xây dựng tinh thần đồng đội.

 

Chuẩn bị:

Người chơi: 

11 người mỗi đội (bao gồm cả thủ môn)

Dụng cụ chơi:

Dụng cụ cơ bản là: 1 quả bóng đá và găng tay thủ môn.

Không gian chơi: 

Khoảng đất trống, bằng phẳng như sân nhà, sân đình,...

Kỹ thuật

Kỹ thuật sút bóng bằng mu bàn chân:


 

  • Hướng chạy vuông góc với bóng chân trụ song song với bóng dùng mu bàn chân tiếp xúc bóng theo lực tùy mục đích.
  • Sút bóng hay đá bóng bằng mu bàn chân là một trong những kỹ thuật cơ bản nhất mà ai ai cũng đều sử dụng. Rất đơn giản mà cực kỳ hiệu quả, nó thường dùng trong các trường hợp: những pha chuyền dài, bấm bóng, tạt bóng hay thậm chí là những cú dứt điểm vào khung thành.
  • Kỹ thuật sút bóng bằng lòng bàn chân:
  • Chạy vuông góc với bóng chân trụ song song với bóng dùng lòng bàn chân tiếp xúc bóng.
  • Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân được sử dụng liên tục khi chúng ta chuyền bóng. Khi các bạn thực hiện thành thạo những pha sút bằng lòng bàn chân thì có thể thực hiện những động tác nâng cao hơn như: Cứa lòng, sút bóng xoáy,…. Đây là một trong những kỹ thuật dễ dàng thực hiện nhất cho người mới chơi.
  • Kỹ thuật tâng bóng cơ bản:

Có 2 kiểu tâng bóng cơ bản đó là tâng bóng bằng chân , và tâng bóng bằng đùi:


 

  • Đối với động tác bằng chân: Bạn hãy tập trung vào trai bóng, nhìn bóng lên và xuống để căn thời gian, đưa chân đỡ bóng hợp lý. Mới đầu nên tâng bóng bằng 1 chân thuận trước. Tâng từng quả một: tung bóng lên và đỡ bóng bằng chân; sau đó dần dần tâng 2-3-4…50 quả. Sau quá trình tập luyện với chân thuận thì chuyển sang chân không thuận và kết hợp cả. Có điểm lưu ý đặc biệt để tâng bóng chuẩn thì vị trí tiếp xúc của bóng là tính từ các đầu ngòn chân tới 1/3 bàn chân.
  • Với tâng bóng bằng đùi , thì yêu cầu khi đỡ bóng, góc giữa phần bắp chân và bắp đùi phải là 90o. Điểm tiếp xúc bóng là phần bắp đùi.Thực hiện động tác 30 lần/set và trong 5 set đối với mỗi loại. Cần tập đều cả 2 chân.

Kỹ thuật đánh đầu:


 

  • Đầu tiên: Dùng bóng nhỏ và nhẹ; Đứng yên để đánh đầu: Xác định phương hướng cần đưa bóng tới; giơ 2 tay lên trước để giữ thăng bằng. tung bóng và thực hiện từng quả một.
  • Tiếp theo: nhún chân và nhảy lên; kết hợ với đánh đầu cho bóng đi đúng hướng. Cần phải giữ chặt và thẳng cổ, vị trí tiếp xúc bóng là phía ngoài bên trên phần tai. Không được đánh đầu bằng trán hoặc đỉnh đầu bởi vị trí này rất dễ xảy ra chấn thương nặng cũng như lực bóng đi không mạnh và sai hướng.
  • Cuối cùng: Thực hiện nhiều lần và tập luyện cùng với bóng thi đấu. Ngoài đánh đầu theo hướng xác định thì có thể tâng bóng bằng đầu.

 

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

 

Thời gian trận đấu bóng đá


 

 

  • Một trận đấu có 90 phút thi đấu chính thức và được chia làm 2 hiệp. Một hiệp có 45 phút. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp: 15 phút.
  • Trong những trận đấu cần phân thắng bại thì sau khi hết thời gian thi đấu chính thức, tỉ số hai đội đang hòa nhau, 2 hiệp phụ, mỗi hiệp 15 phút được diễn ra. Sau 30 phút đá hiệp phụ, 2 đội vẫn có tỉ số hòa nhau thì 2 đội tham gia đá luân lưu.

 

 

Luật giao và phát bóng đá


 

 

  • Mỗi đội có một nửa sân bóng và đổi sân sau 1 hiệp đấu chính thức. Tất cả các cầu thủ phải đứng trong phần sân của đội mình cho tới khi bóng bắt đầu được đá và trận đấu chính thức bắt đầu. 
  • Trong cách chơi và luật chơi bóng đá thì trái bóng lăn qua đường biên ngang thì pha bóng này kết thúc. Đội không có cầu thủ chạm vào bóng cuối cùng trước khi bóng hết gôn được phát bóng lại. 
  • Luật ném biên: Khi bóng đã đi ra ngoài đường biên dọc thì đội không có cầu thủ chạm bóng cuối cùng được ném biên từ vị trí đường biên dọc mà bóng rời khỏi sân. Quả ném biên là quả đá phạt gián tiếp. 

 

 

Các vị trí cầu thủ trên sân


 

 

  • Thủ môn là người trấn giữ khung thành, không cho đối phương sút bóng vào lưới. Dành cho những cầu thủ có khả năng đoán hướng chính xác, không sợ cảm giác bóng, chiều cao tốt.
  • Hậu vệ, là những người hỗ trợ thủ môn, ngăn cản đối phương dẫn bóng đến khu vực khung thành. Thông thường chơi ở vị trí này cần có thể hình, cao-lớn, có sức tì đè và cản phá bóng tốt.
  • Tiền vệ là cầu nối – trung tâm của đội bóng, là những người có khả năng lên công về thủ, điều hướng nhịp độ trận đấu. Vị trí thường xuất hiện là ở giữa sân, cầu thủ nhanh nhẹn khéo léo, chuyền bóng tốt.
  • Tiền đạo: Theo luật chơi bóng đá là những cầu thủ chơi ở vị trí cao nhất trong đội hình. Có nhiệm vụ tấn công, ghi bàn vào lưới đối phương. Đây là vị trí dành cho những cầu thủ khéo léo, có kĩ thuật – kỹ năng cá nhân tốt, biết dứt điểm chính xác. Hay còn gọi là sát thủ săn bàn của toàn đội.

 

 

Các hình thức đá phạt 


 

 

  • Đá phạt trực tiếp: Là hình thức đá phạt khi cầu thủ phạm lỗi nặng: Các lỗi được quy định trong điều luật bóng đá do FIFA ban hành. Đội hưởng quả đá phạt sẽ giàng quyền cầm bóng. Bàn thắng sẽ được tính trong bất kỳ trường hợp nào khi bóng vào lưới đối phương. Nếu những quả đá phạt gần khu vực cấm địa, chắc chắn sẽ là những pha bóng nguy hiểm và ngược lại là những cơ hội lớn để tận dụng ghi bàn
  • Đá phạt gián tiếp: Thường dành cho những lỗi nhẹ. Bàn thắng chỉ được công nhận khi bóng chạm chân vào một cầu thủ khác.
  • Phạt góc: Khi bóng ra ngoài đường biên ngang do cầu thủ đội phòng ngự tác động. Đội tấn công sẽ được hưởng quyền phạt góc. Bóng ở bên nào thì phạt góc bên đó. Từ quả phạt góc, nếu bóng được đá vào cầu môn bàn thắng sẽ được tính.
  • Phạt đền - penalty: Những lỗi vi phạm của cầu thủ phòng ngự trong vòng cấm theo luật chơi bóng đá quy định. Thì đội đối phương được hưởng quả phạt đền tại vị trí 16m50. Đây là một trong những cơ hội ghi bàn rất lớn và là cuộc đối đầu 1v1: cầu thủ đá với thủ môn phòng ngự.

 

Bóng đá thông thường được chơi với hai đội hình 11 người trên sân lớn, tuy nhiên đôi khi môn thể thao này cũng được biến đổi về số người chơi, luật lệ để phù hợp với các điều kiện chơi bóng khác nhau.

Bóng đá mini (tiếng lóng là Bóng đá phủi)


 

  • là một trong những loại hình khác của bóng đá, dành cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi thành phần,.... Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội từ 5 đến 7 cầu thủ bao gồm cả thủ môn.
  •  Sự khác biệt khác với bóng đá thông thường bao gồm một sân nhỏ hơn, khung thành nhỏ hơn, thời lượng trận đấu giảm. Được chơi trong nhà hoặc ngoài trời trên sân cỏ nhân tạo có thể được đặt trong một rào chắn hoặc "lồng" để ngăn bóng rời khỏi khu vực chơi và giữ cho trò chơi liên tục diễn ra. Khác so với bóng đá chuyên nghiệp, bất kỳ ai cũng có thể chơi bóng đá mini, từ học sinh, sinh viên, cho đến những người đã có nghề nghiệp, công ăn việc làm, đến cả những người đã nghỉ hưu,..., chỉ cần có đam mê bóng đá là có thể chơi được. Chính vì thế mà đây cũng là một dạng bóng đá không chuyên (bóng đá nghiệp dư; bóng đá phong trào)

 

 

Futsal ( hay Bóng đá trong nhà)


 

 

  •  Môn thể thao tương tự bóng đá nhưng các trận đấu được diễn ra trong nhà với một số luật lệ được thay đổi cho phù hợp[89] ví dụ kích thước sân và bóng được thu nhỏ, các cầu thủ đi giày đế bằng thay vì giày đinh như ở các trận đấu sân cỏ. Futsal ra đời vào năm 1930 tại Uruguay và liên tục phát triển dưới sự bảo trợ của FIFA. FIFA cũng là tổ chức điều hành Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới.

 

 

Bóng đá bãi biển


 

 

  • Môn bóng đá chơi trên bãi cát, thông thường là bãi biển. Các trận đấu bóng đá bãi biển có 2 đội, mỗi đội 5 người với quyền thay người không hạn chế. Các cầu thủ chơi trên một sân nhỏ kích thước 28x37 m trong 3 hiệp, mỗi hiệp 12 phút. Giải vô địch thế giới môn bóng đá bãi biển được FIFA tổ chức từ năm 1995.

 

Sưu tầm: Trịnh Thị Quỳnh Trang

Video minh họa: https://youtu.be/6begLqApxj4

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #bongda; #bong-da; #thuvientrochoi

 

Trò chơi tương đồng