“Chơi đồ hàng” là một phần ký ức tuổi thơ sâu đậm của nhiều người cho dù thời gian đã trôi qua rất lâu. Ngày xưa, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn và các thế hệ games chưa phát triển như bây giờ, các bạn nhỏ thường tạo ra các trò chơi diễn tả lại các hoạt động trong nhịp sống sinh hoạt thường ngày bằng những vật liệu đơn giản có sẵn trong nhà trong vườn hay tự tạo ra đồ chơi những đồ vật có sẵn ấy.
Mục đích, ý nghĩa:
“Chơi đồ” tạo ra môi trường chơi vui vẻ:
Chuẩn bị:
- Tất cả mọi người đều có thể tham gia trò chơi này. Tuy nhiên trò chơi phù hợp với các em nhỏ (chủ yếu là các bé gái). Người lớn cũng có thể tham gia trò chơi này để “gợi nhớ” lại những ký ức tuổi thơ.
- Bất kỳ không gian nào mà người chơi cảm thấy hợp lý. Ví dụ: sân nhà, sân đình, góc vườn, bờ sông,…
- Đồ chơi: thông thường gồm có đồ chơi nhà bếp (xoong - nồi - chảo - thớt…, búp bê, thực phẩm (rau, thịt cá,…), tiền từ lá cây, đồ khám bệnh giả bộ,… (tuỳ sức sáng tạo). Đồ chơi có thể “mượn” từ gia đình cũng có thể tự nặn, tự làm từ bùn đất khô hay những chiếc hộp giấy, lon bia,…
- Không gian sáng tạo: người chơi có thể làm ra những cái lều, chòi từ các cành cây, lá chuối, chăn mền…
- Trò chơi này không đòi hỏi các kỹ thuật chuyên sâu, ngược lại người chơi lại học được nhiều kỹ năng trong quá trình chơi qua việc tiếp thu kiến thức của nhau. Thông thường, các bạn lớn sẽ biết nhiều cách chơi, sau đó hướng dẫn lại cho các nhỏ, các bạn chưa biết.
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
- Cách chơi đồ hàng phổ biến nhất là người chơi thường ngồi trong những chiếc lều tự tạo, sau đó cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu và nấu ăn giả bộ rồi thưởng thức.
- Nếu số lượng người chơi đông, có thể phân vai theo gia đình, hay hàng xóm,… và thêm các hoạt động mua bán rồi trao đổi bằng tiền “lá mít”…
- Ngày nay xã hội phát triển hơn nên những bộ đồ chơi đồ hàng có sẵn trên thị trường và cũng rất sáng tạo về mẫu mã cũng như tính năng. Cách chơi cũng tương tự như “Chơi đồ” ngày xưa và tất nhiên không giới hạn sự cập nhật và sáng tạo.
Sưu tầm: Vũ Thị Nhật Lệ
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #choido; #choi-do; #thuvientrochoi