Kết Nối Cộng Đồng - Nâng Tầm Văn Hóa
HOTLINE:
  • 0969.084.985
CHƠI TÒ VÒ 
Trò chơi có nguồn gốc từ dân tộc Mường còn có tên gọi khác là Dôộng vẹn voò.

Tò vò thường có sẵn trong tự nhiên nên việc bắt tò vò về chơi không khó. Trẻ em Mường hay chơi trò dân gian này.

 

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

 

Mục đích, ý nghĩa: 

Trò chơi kết hợp động tác cà lời hát, tạo không khí ngộ nghĩnh vui vẻ, thư giãn của những người chơi.

 

Chuẩn bị:

Người chơi: 

- Đây là trò chơi dành cho trẻ em.

- Không hạn chế số lượng người chơi. 

Dụng cụ chơi: 

- Muốn chơi trò này cần phải có một con tò vò.

Không gian chơi: 

- Có thể chơi trò này ở bất cứ đâu.

 

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

- Mỗi người chơi cầm hai chân sau cho nó đứng ngẩng cổ lên, giơ nó về một hướng tùy ý người cầm rồi kể theo lời chơi:

Chổô chổô

Chổô vẹn vòo

Coò noò coò cỏ khủ

Khụ noò khụ coỏ ma

Cloó choo qua ngỏo côồng.

Dịch:

Châu chấu

Chấu tò vò 

Gò nào gò có khú (rắn nước)

Núi nào núi có ma

Chỉ cho ta biết cùng.

- Tò vò mỏi, từ từ giơ một chân ra, hoặc chỉ thẳng phí trước, hoặc chỉ ngang bên trái, bên phải, mọi người lấy làm thích thú reo cười hể hả.

- Nếu như tò vò lại chỉ đúng hướng của người hỏi là nơi ấy có mồ mả thì càng lý thú. Nếu không phải nơi có mồ mả thì cũng là rừng rú, sông suối, nơi có thú, cũng vui cười. Thế nhưng tò vò lại chỉ phải nơi có đồng ruộng hay làng xóm thì mọi người reo ầm lên, chế lại người nói đối. Vì dậy, người xem thường bắt quay phía này, phía khác để xem có đúng thật không. Song, dù quay hướng nào, khi tò vò giơ cái chân khẳng khiu cảu nó lên ai cũng đều vui cười thưởng thức dáng điệu ngây ngô của nó.

 

Video minh họa: https://www.youtube.com/channel/UCkgnRv5iiEWdr_S072jGElQ

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Bùi Thiện (2010),  Tục ngữ, câu đố và trò chơi trẻ em Mường, Nxb. Văn hóa dân tộc Hà Nội.; ảnh:

Hashtags: #choitovo; #choi-to-vo; #thuvientrochoi

Trò chơi tương đồng