Trò chơi có xuất xứ từ Quảng Nam, Việt Nam. Xoay quanh quá trình hình thành trò chơi này có khá nhiều giả thuyết. Giả thuyết hợp lý và được nhiều người công nhận nhất là việc môn cờ gánh được tạo ra từ môn cờ Vây, cờ Tướng của người Trung Hoa, cờ Vua của người phương Tây, người dân xứ Quảng đã lược giản cách chơi, kết hợp với các môn cờ dân tộc để làm nên cờ Gánh cho riêng mình. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giả thuyết chưa có bằng chứng xác thực.
Mục đích, ý nghĩa:
- Cờ gánh giúp bé phát triển tư duy , trí tuệ, sự nhanh nhẹn và khả năng phán đoán thông quá quá trình chơi.
- Mang lại cho bé phút giây giải trí sau giờ học tập vất vả, căng thẳng.
- Trên bàn cờ không có sự phân biệt quân to, quân nhỏ, không có vua, hậu hay tướng, sĩ mà các quân cờ đều bình đẳng như nhau, chỉ có một “vị tướng” đó chính là người chơi. Đây chính là biểu hiện của sự bình dân, sự cố kết trong tinh thần cộng đồng mà cờ Gánh muốn hướng đến. Điều này khác hẳn với cờ Tướng, cờ Vua khi có sự phân biệt ngay trong tên gọi của mỗi con cờ.
Chuẩn bị:
Bàn Cờ Gánh có hình vuông, được chia làm 16 ô và được kẻ các đường ngang dọc, chéo; nhằm thể hiện các đường di chuyển được phép đi của các quân cờ. Bàn cờ có 25 giao điểm là 25 điểm đặt quân.
Quân cờ gánh bao gồm 16 quân, chia thành 2 màu (hoặc 2 loại). Khi bắt đầu trò chơi, các quân cờ được đặt như sau:
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
* Luật chơi:
* Cách chơi:
- Khi chơi, mỗi người chơi được chia 8 quân cờ, có màu sắc (hoặc nhận dạng) khác với quân cờ của đối phương. Lần lượt mỗi bên sẽ di chuyển quân bất kì của mình đến một giao điểm trống lân cận trên lưới ô vuông, theo chiều ngang, chiều dọc hoặc chéo tùy ý, miễn sao chưa có quân nào tại ô đó và theo đúng đường lưới ô.
- Mục tiêu của trò chơi là người chơi sẽ phải đổi hết màu (hoặc nhận dạng) của các quân cờ đối thủ thành màu và nhận dạng quân cờ của mình, khiến họ không còn quân cờ nào để đi. Khi trên bàn cờ chỉ còn lại một loại quân cờ duy nhất thì người đó là người chiến thắng.
* Các trường hợp sẽ gặp khi chơi cờ gánh:
Khi một quân cờ của phe này đi qua giữa hai quân cờ của đối thủ (tức là lúc này, hai quân cờ của đối phương ở hai bên, 3 quân cờ liên tiếp nhau thành một đường thẳng), thì hai quân cờ lân cận của đối phương bị coi là bị “Gánh” và bị đổi màu (hoặc nhận dạng) để trở thành màu của quân cờ ở giữa.
Quân xanh di chuyển lên giữa hai quân đỏ
Quân đỏ bị đổi màu thành xanh
Người chơi chỉ gánh được khi chủ động đi quân cờ của mình vào giữa hai quân đối phương, chứ không thể gánh khi đối phương đi quân.
Khi quân cờ của một người chơi nằm xung quanh quân cờ của đối phương khiến cho nó không thể di chuyển được, lúc này quân cờ này bị coi là bị “Vây” hay “Chẹt” (giống kiểu chơi của cờ vây). Khi đó quân cờ bị vây sẽ bị đổi màu.
Quân đỏ vây quân xanh
Quân xanh bị đổi màu thành đỏ
Trong một số trường hợp, người chơi có thể chủ động tạo ra thế cờ cho quân đối phương đi vào giữa để "gánh" quân mình. Mục tiêu có thể là sau đó người chơi sẽ gánh lại quân đối phương chầu 4 hoặc chầu 6, hoặc tạo đường đi cho các nước cờ xa hơn. Nước đi như vậy được gọi là nước "Mở".
Quân xanh gài "bẫy" khiến quân đỏ "phải gánh"
Khi người chơi chủ động tạo thế "mở" cho đối phương gánh, thì đến lượt đối phương, đối phương sẽ "phải gánh". Thế cờ này không chỉ dùng để đổi màu nhiều quân cờ của đối phương mà còn dùng để thoát ra khỏi một thế cờ bí.
Di chuyển quân xanh để gánh hai quân đỏ của đối phương
Sưu tầm: Lê Thu Hường
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #coganh; #co-ganh; #thuvientrochoi