Kết Nối Cộng Đồng - Nâng Tầm Văn Hóa
HOTLINE:
  • 0969.084.985
CỌP BẮT DÊ

(Ri mok mawk pabe)

 

Trò chơi có nguồn gốc từ dân tộc Raglai.

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Chuẩn bị:

Người chơi: 

Tham gia chơi thường có từ 6 đến 8 người. 

Không gian chơi: 

Trò chơi thường diễn ra ở một bãi hoặc sân phẳng, vẽ một vòng tròn rộng ở trên sân

 

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

    Chọn một em làm giám sát trò chơi và một em làm cọp đi tìm bắt dê. Cuộc chơi phải trải qua thử thách bằng ba kí hiệu giơ tay như sau :

- Tay nắm giơ lên, tượng trưng cho cái “dồ”, cái dồ sẽ thắng vật nhọn, thua chiếc lá (vì chiếc lá bao kín cái dồ).

- Xòe ngón tay giơ lên, tượng trưng cho chiếc lá, thắng cái dồ, thua vật nhọn, vì vật nhọn có thể đâm thủng chiếc lá.

- Giơ ngón tay trỏ lên, tượng trưng cho vật nhọn, thắng chiếc lá, thua cái dồ.

Khi thông qua quy định để phân thua thắng, người giám sát cuộc chơi phân từng cặp, đứng xoay lưng với nhau rồi hô 1,2 (sa dua) cho hai người giơ tay làm kí hiệu lên. Người thua sẽ đấu với người thua, và người thua sau cùng là người làm cọp đi bắt dê. Người làm cọp phải bịt mắt bằng khăn, người làm dê không bịt mắt. 

Người làm dê và cọp đều đi bằng bốn chân (cả chân và tay). Đàn dê không được nhảy ra khỏi ranh giới quy định. Cọp vừa nhảy vừa kêu (pia pia), đàn dê cũng nhớn nhác nhảy kêu (be be). Cọp cứ nhắm tiếng kêu nhảy bổ tới chụp, chụp được người nào thì người đó phải bịt mắt làm cọp và người làm cọp sẽ làm dê. Nếu không bắt được người nào thì phải làm cọp suốt cuộc chơi. 

Theo quy định, người làm dê phải luôn mồm kêu be be. Nếu sợ cọp bắt được mà ít kêu hoặc nhảy ra khỏi vòng tròn, người giám sát nhắc nhở nhiều lần mà còn vi phạm thì sẽ bị bịt mắt làm cọp, thay người đang làm cọp và người làm cọp lúc đó sẽ được làm dê.

 

 Sưu tầm: Lê Thu Hường

Video minh họa:

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #copbatde; #cop-bat-de; #thuvientrochoi

 

Trò chơi tương đồng