Chọi gà được cho là du nhập vào Việt Nam từ thời Lý, trở thành thú vui của các bậc vương tôn quý tộc. Nhưng thú vui đó dần lan truyền ra dân gian, đến đời nhà Trần thì phát triển vô cùng mạnh mẽ, làm say mê mọi tầng lớp trong xã hội. Chẳng thế mà Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn khi ra chiếu “Dụ chư tỳ tướng hịch văn” (Hịch tướng sĩ) vào cuối năm Giáp Thân (1284) đã kêu gọi tướng sĩ ba quân đừng vì ham mê thú chơi này (đá gà) mà mất đi tinh thần đoàn kết giữa dân quân trong lúc nguy cơ giặc Mông đang đe dọa – “Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai/ Hùng kê chi cư bất túc dĩ xuyên lỗ giáp.” (Một khi giặc Mông đến nơi, thì cựa con gà nòi không thể đâm thủng áo-giáp của giặc).
Tương truyền trong dân gian, Nguyễn Lữ (em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn) là một “sư kê” (danh xưng dành cho những người nuôi và huấn luyện gà chọi nhiều kinh nghiệm) sành sỏi bậc nhất. Ông có thú sưu tập gà, đặc biệt các giống gà được chọn đều rất nổi tiếng và được tuyển lọc kỹ lưỡng. Những giống gà đó theo một số sư kê ở Bình Định thì vẫn còn lưu truyền tới ngày nay. Có lẽ do ham mê chọi gà, lại sẵn tinh thần thượng võ mà với cách quan sát các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, ông đã sáng tạo ra bài võ “Hùng kê quyền” nổi tiếng xưa nay, tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá để lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.
Nhân vật nổi tiếng dân gian Trạng Quỳnh cũng từng mượn trò chơi này để mỉa mai lũ hoạn quan nhũng loạn trong phủ Chúa Trịnh. Lũ hoạn quan thù ghét Trạng từ lâu, mà chọi chữ chọi thơ với Trạng thì chẳng khác gì “lấy trứng chọi đá”, bèn bày ra trò chọi gà. Nào ngờ Trạng Quỳnh lại mang gà thiến đi đấu với loài gà nòi thiện chiến của lũ nịnh thần; khi gà Trạng thua, lại dở trò “khóc gà” nhằm đả kích bọn hoạn quan, nịnh thần bất tài vô dụng lại hay bày trò.
Mục đích, ý nghĩa:
Chọi gà (theo cách gọi của người miền Bắc) hay đá gà (theo cách gọi của người miền Nam), từ lâu đã trở thành một “thú chơi dân gian tao nhã, vừa có tính tiêu khiển, khuyến khích chăn nuôi, lại vừa biểu hiện cho tinh thần thượng võ trong dân gian vào mùa lễ hội, đặc biệt là những ngày Tết đến Xuân về.
Chuẩn bị:
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
Sưu tầm: Lê Thu Hường
Video minh họa:
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #daga; #da-ga; #thuvientrochoi