Kết Nối Cộng Đồng - Nâng Tầm Văn Hóa
HOTLINE:
  • 0969.084.985
BÀI TAM CÚC
 

Tên trò chơi: BÀI TAM CÚC

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Miền Bắc - Việt Nam

Mục đích, ý nghĩa: 

- Tam cúc là trò chơi bài lá xuất hiện đầu tiên ở Miền Bắc. Hiện nay chúng ta có thể bắt gặp trò chơi này ở rất nhiều nơi trong cả nước.

- Chúng gắn với cuộc sống của tầng lớp bình dân và được dùng để giải trí lúc rảnh rỗi.

- Tam cúc đã từ lâu gắn với tập tục và thói quen của người dân Miền Bắc.

- Vào những lúc nông nhàn hay lễ tết, hội hè thì người dân thường tụ tập đánh bài Tam cúc.

Lịch sử: 

- Từ cổ xưa cho đến tận bây giờ người Việt Nam vẫn dùng thuật ngữ "Cờ Tướng" để chỉ môn cờ mà ở đó có 32 quân (mỗi bên gồm 16 quân viết bằng chữ Hán với 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt), được bày trên một bàn cờ với 10 đường kẻ ngang và 9 đường kẻ dọc, có cửu cung ở giữa và có dòng sông (được gọi là hà) ngăn đôi ở giữa bàn cờ. Người Việt Nam gọi tên môn cờ này theo tên gọi của quân Tướng là quân quan trọng nhất trên bàn cờ, đó là "Cờ Tướng" (General Chess).

- Cũng môn cờ đó ở Trung Hoa từ xa xưa người ta gọi môn cờ này là "Tượng kỳ" theo nghĩa chữ Hán là cờ hình tượng (không phải vì có quân Tượng trên bàn cờ). Cách gọi này ở Trung Hoa có từ thời trò chơi Chaturanga mới du nhập vào Trung Hoa, khi đó các quân cờ có hình tượng và có độ cao như cờ Vua ngày nay (Hình 1). Sau này khi chuyển đổi thành quân cờ tròn và dẹt, có chữ Hán viết ở trên, người Trung Hoa vẫn giữ nguyên tên gọi là "Tượng kỳ" (Xiangqi).

- Từ xa xưa ở Việt Nam có 2 loại trò chơi mà quân của chúng gần giống hệt nhau, đó là "Cờ Tướng" và trò chơi bài lá có tên gọi là "Tam cúc".
- Trong bộ bài Tam cúc có 32 quân, gồm 16 quân đỏ và 16 quân đen. Mỗi bên có 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt. Chữ Hán dùng để thể hiện 7 loại quân này giống hệt nhau ở cả 2 bên và chỉ khác nhau về mầu sắc (đỏ và đen).

- Từ cổ chí kim 7 loại quân cờ trên bàn cờ Tướng Việt Nam vẫn thống nhất với tên của 7 loại lá bài trong bộ Tam cúc Việt Nam là: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt và cách viết chữ Hán cổ (Tiếng Việt cổ của người Việt Nam bao gồm 3 loại chữ: Hán, Nôm và chữ quốc ngữ) trên 7 loại quân cờ Tướng và trên bộ bài lá Tam cúc là thống nhất hoàn toàn cho cả 2 bên và chỉ phân biệt bằng màu (đỏ và đen, trắng và đen, đỏ và xanh...): Đó là bộ quân cờ Tướng của Việt Nam.

 

Số lượng người chơi: Tam Cúc có thể được chơi 4 người, 3 người hoặc 2 người. Nhưng nếu chơi ba người thì phải bỏ đi một con Tốt đỏ và một con Tốt đen hoặc bỏ đi 5 quân: Tướng ông, tướng bà, 1 sĩ điều, 1 tốt đỏ và 1 tốt đen.

Chuẩn bị: 

  • 1 bộ bài tam cúc
  • Không gian chơi

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi): 

  • Phân biệt các lá bài trong Tam Cúc

- Nếu như bài Tổ tôm có tới 120 quân thì Tam cúc chỉ có 32 lá. Với số quân vừa phải thì người chơi không gặp nhiều khó khăn trong cách phân biệt chúng.

- Về cơ bản bài Tam cúc gồm 16 quân đen và 16 quân đỏ. Mỗi loại sẽ gồm đủ các quân bài như sau:

  • Tướng (將): Hình vị tướng có cắm cờ sau lưng và ngồi ghế. Có 1 quân duy nhất. Nếu tướng màu đỏ thì gọi là Tướng Ông và màu đen gọi là Tướng Bà. Quân tướng ông là lá bài mạnh nhất.
  • Sĩ (士): Hình vị quan đội mũ cánh chuồn và phía sau là một em bé đứng khoanh tay. Có 2 lá và nếu màu đỏ thì gọi là Sĩ điều.
  • Tượng/tịnh (象): Hình con voi. Có 2 lá bài voi và nếu màu đỏ gọi là Tượng hồng. Ngược lại màu đen thì gọi là Tượng thâm.
  • Xe (車): Cỗ xe có màu xanh, đỏ, vàng. Có 3 quân xe 1 màu.
  • Pháo (砲): Hình khẩu pháo. Có 2 khẩu pháo cùng màu.
  • Mã (馬): Hình con ngựa. Có 2 ngựa đồng màu.
  • Tốt (卒): Hình người lính cầm đao. Có 5 quân tốt và tốt đen là quân thấp nhất.

- Tất cả các lá bài Tam cúc đều được viết bằng tiếng Hán. Tuy nhiên điều đó không ngăn cản được người chơi nếu như nắm được quy tắc nhận biết nét hoặc hình ảnh kể trên.

- Đặc biệt các lá bài này chỉ được in hình ở một mặt trên nền trắng và được làm từ các bìa mỏng, cứng, dài, hẹp hình chữ nhật

So với Tổ Tôm thì trò chơi này có số lượng bài ít hơn

2. Luật chơi bài Tam Cúc

 

Đánh bài Tam cúc cũng như các trò khác đều cần tuân thủ theo luật. Đây là những quy tắc chơi và cũng là căn cứ để xác định thắng thua.

Để chơi được trò này, các bạn cần nắm được các quy tắc sau:

2.1. Cách chia bài:

- Số lượng các lá bài được chia trong một ván Tam cúc không giống nhau.

- Chúng phụ thuộc vào số thành viên tham gia trong một ván bài, cụ thể là:

  1. 2 người: mỗi người 16 lá nhưng thường ít khi chơi vì cả 2 đều đã biết số quân mà đối phương đang có.
  2. 3 người: mỗi người nhận 9 lá bài. Các lá bài bị loại là tướng ông, tướng bà, sĩ đen, sĩ đỏ, tốt đen.
  3. 4 người: mỗi người nhận 8 lá bài và không có quân nào bị loại.

2.2. Cách sắp xếp bài Tam cúc

 

Với các lá bài được chia, quy tắc ghép mà người chơi có thể áp dụng là:

  1. Đôi: 2 lá bài cùng tên và cùng màu.
  2. Bộ 3: 3 lá bài cùng màu (Các lá bài bộ 3 là tướng, sỹ, tượng, xe, pháo, mã).
  3. Tứ tử: 4 quân tốt cùng màu.
  4. Ngũ tử: 5 lá tốt cùng màu.
  5. Nếu không vào bộ nào thì được gọi là quân bài lẻ.

2.3. Cách chơi bài Tam cúc

- Theo luật chơi Tam cúc thì các quân bài cùng tên thì quân đỏ luôn lớn hơn quân đen.

Ví dụ: Tướng Ông màu đỏ lớn hơn Tướng Bà màu đen. Đặc biệt, thứ tự các quân bài được sắp xếp từ bé đến lớn như sau:

Tốt < Mã < Pháo < Xe < Tượng < Sĩ < Tướng

- Đầu tiên 32 lá bài sẽ được trộn thật kỹ và một người sẽ được chọn làm cái. Cái sẽ được chia bài đầu tiên và đánh lá bài đầu tiên. 

- Những người chơi sau sẽ dựa vào quân bài cái đánh ra để tiếp tục ván bài.

- Nếu Cái ra cây lẻ, đôi, bộ 3 hay tứ tử, ngũ quý thì những người chơi sau sẽ phải ra các quan bài tương ứng.

- Tuy nhiên các ván bài cũng có “khẩu quyết” – quy tắc đánh nhất định mà bất cứ ai cũng phải tuân theo.

  • Bài 2 hoặc 4 người: “cấm tướng, cấm sĩ lấy tượng cầm đầu”. Nghĩa là ở lần ra bài đầu tiên thì chỉ được đánh quân lớn nhất là Tượng hồng. Nếu ra tướng/sĩ sẽ phạm luật. Hình phạt là không được quyền ăn và được tính là Chui bài.
  • Ván bài 3 người: “cấm sĩ, cấm tượng lấy xe cầm đầu”. Trong lần gọi bài đầu tiên thì quân lớn nhất được đánh là Xe hồng.

- Theo luật, các quân bài được ra đều sẽ được úp xuống chiếu:

  • Người gọi bài sẽ lật bài đầu tiên và những người bên cạnh cũng vậy.Ai có bài lớn nhất sẽ được thắng.
  • Người nhận thua sẽ không cần phải lật bài. Đặc biệt, người thắng ở ván trước sẽ gọi Cái ở ván sau.

2.4. Các quy tắc tính thắng trong chơi trong Tam cúc

- Để phân biệt thắng thua giữa các người chơi thì cần căn cứ vào các bộ bài. Các quy tắc trình làng và gọi bài như sau:

  • Các bộ đôi, ba trên sẽ ăn bộ đôi, ba dưới. Ví dụ: Bộ 3 Pháo sẽ ăn bộ 3 Mã. Bộ đôi Tượng ăn bộ đôi Xe.
  • Bộ đôi, ba cùng loại thì màu đỏ sẽ ăn được màu đen. Ví dụ: Tượng hồng ăn được đôi Tượng thâm.
  • Nếu lên bài có Tứ tử hoặc ngũ tử bất kể đỏ đen thì được Trình làng trước khi Cái gọi cây đầu tiên và coi như thắng. Nếu chỉ có tứ tử hạ bài thì được ăn nhưng không có quyền làm cái. Ngũ tử sẽ chắc chắn làm Cái ở ván bài tiếp theo hay còn gọi là “Cướp cái” và có thể trình làng bất cứ lúc nào.
  • Ở ván bài 3 người chỉ có tứ tử và được trình làng.
  • Tứ tử, ngũ tử trình làng hoặc cướp cái không tính là lần gọi bài đầu tiên. Người chơi vi phạm cách ra bài đều sẽ bị phạt bình thường.

- Các quy tắc tính thắng thua Vòng cuối như sau:

  • Nếu trước khi hết bài, Cái có thể gọi kết đôi, kết ba để có được nhiều điểm hơn. Bài kết đôi cao nhất là Xe hồng. Nếu Cái gọi kết đôi, ba nhưng bị đè thì tính điểm thưởng cho người ra bài đè đó.
  • Kết tốt đen: Cái gọi đôi cuối cùng là tốt đen và thắng thì ăn kết tốt đen.
  • Đề tốt đen, ngũ tử, tứ tử: người gọi đôi tốt, ngũ tử, tứ tử đen mà có người ngửa bài có tố, ngũ tử, tứ tử đỏ thì sẽ đè bài thành công. Người ra bài tốt đen phải đền tiền cho người ăn tốt đỏ.
  • Đi đêm: đây là cách tráo bài giữa các người chơi. Các lá bài cần hạ xuống chiếu và tráo các bên với nhau. Tuy nhiên cách này chỉ được áp dụng nếu có sự thống nhất từ đầu về luật chơi.

2.5. Cách tính điểm Tam cúc

- Nội dung chính của bài đánh tam cúc đó là tính điểm để phân định thắng thua. Số điểm các kết đôi, ba, đè được tính như sau:

X

Kết Đôi

Kết Ba

Kết Tốt Đen/Ngũ Tử/Tứ Tử

Tốt Đỏ Đè Tốt Đen

Tây Đôi

12 Điểm

18 Điểm

24 Điểm

48 Điểm

Tây Ba

6 Điểm

9 Điểm

12 Điểm

24 Điểm

Tây Tư

4 Điểm

6 Điểm

8 Điểm

16 Điểm

- Nếu trong một ván bài thì ai kết trước sẽ thắng. Những người thua sẽ lấy số điểm kết trừ đi số cây trên bài.

- Nếu bài không có kết thì tính điểm. Các người chơi sẽ so bài với nhau.

- Ai nhiều điểm sẽ thắng và hòa thì không ai mất hay được tiền.

Lưu ý: Bàn chơi 3 người thì ai nhiều hơn 3 cây sẽ thắng, ít hơn 3 cây là thua. Bàn chơi 4 người thì con số này là 2 và 2 người là 8 để căn cứ tính thắng thua.

3. Một số mẹo chơi tam cúc dễ thắng nhất

- Bất cứ ai khi bắt đầu một bàn chơi đều mong muốn sẽ giành được chiến thắng.

- Một vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp các bạn thường xuyên trải qua cảm giác này:

  • Đầu tiên là nắm chắc luật chơi: Để biết được bài 2, 3, 4 người có sự khác nhau ra sao. Đây gọi là “biết người biết ta trăm trận trăm thắng
  • Thứ 2 là biết cách sắp xếp bài sao cho dễ nhìn: Mặc dù nếu chơi Tam cúc online thì có chức năng xếp bài nhưng nếu ta tự xếp có thể sẽ tạo được các kết hợp như ý muốn
  • Thứ 3 là giành cái: người gọi bài trước sẽ có nhiều lợi thế nên được làm cái cũng có cơ hội thắng tốt hơn
  • Thứ 4 là đánh bài có chiến thuật: Dựa vào cách đánh của đối thủ để đoán xem họ đang nắm quân bài nào. Từ đó có cách đè phù hợp nhất

 

CÁCH CHƠI KHÁC: 

- Tam Cúc có thể được chơi 4 người, 3 người hoặc 2 người. Nhưng nếu chơi ba người thì phải bỏ đi một con Tốt đỏ và một con Tốt đen hoặc bỏ đi 5 quân: Tướng ông, tướng bà, 1 sĩ điều, 1 tốt đỏ và 1 tốt đen.

- Ban đầu, một người sẽ trộn bài và một người bắt cáiCái sẽ được tính bằng cách đếm theo chiều tay phải của người bắt cái và đọc lần lượt từ Tướng -> Sĩ  -> Tượng -> Xe -> Pháo -> Mã -> Tốt. Lá bài được bắt cái có tên là gì thì việc đếm sẽ dừng lại ở người tương ứng với tên bài đó. Nhà cái sẽ được ra bài đầu tiên và được chia bài đầu tiên. Khác với bài Tứ Sắc, các quân bài được chia hết cho tất cả mọi người tham dự chiếu bài.

- Người có cái sẽ ra bài đầu tiên và gọi bài. "một cây", "đôi cây" hay "ba cây"... được gọi thì những người chơi còn lại sẽ tương ứng cho ra số cây bài của mình. Với ván bài có 2 người hoặc 4 người sẽ có khẩu quyết "cấm tướng, cấm sĩ lấy tượng cầm đầu" và ở lượt gọi bài đầu tiên, người chơi chỉ được phép ra cây bài lớn nhất là tượng hồng. Người chơi nào ra bất kể tướng hay sĩ đều phạm luật và không được quyền ăn. Với ván bài có 3 người chơi, khẩu quyết đổi thành "cấm sĩ, cấm tượng lấy xe cầm đầu" và xe hồng trở thành cây bài lớn nhất được phép ra ở lượt gọi đầu tiên. Các cây bài được ra với mặt phải (mặt có ký hiệu quân) được giữ kín và úp xuống chiếu bài. Khi mọi người đã ra đầy đủ bài thì người gọi bài sẽ lật bài đầu tiên rồi theo thứ tự những người bên cạnh, ai có lá bài có giá trị lớn nhất thì người đó được bài và giành cái. Tuy nhiên, tất cả mọi người được phép chui bài bằng cách chịu thua và không lật bài lên để khỏi lộ bài. Các bài thu bị gọi là rác và bị bỏ đi.

Đặc biệt:

- Vì trường hợp một người có Ngũ tử hoặc Tứ tử hiếm khi xảy ra nên nếu chơi 2 người hoặc 4 người thì "Tứ tử trình làng", hạ nhóm quân Tứ tử đó xuống chiếu và được ăn, nhưng không được làm cái. Nếu có Ngũ tử thì có quyền cướp cái và trình làng bất cứ lúc nào. Nếu chơi 3 người thì có Tứ tử cũng sẽ được trình làng bất kỳ lúc nào và cướp cái. (Chơi 3 người không có Ngũ tử vì thiếu hai con Tốt đỏ và Tốt đen). Tứ tử trình làng hay ngũ tử cướp cái không được tính là lượt gọi đầu tiên và luật cấm ở lần gọi đầu tiên vẫn giữ nguyên sau lượt này.

- Đến vòng bài cuối cùng trước khi hết quân, người cầm cái gọi đôi Tốt đen (nhóm quân có giá trị thấp nhất trong bài), nếu thắng thì được gọi là kết đôi, nếu cuối bài mà gọi được 3 xe pháo mã đen hoặc xe pháo mã đỏ (nếu người này có xe pháo mã đen để kết mà người kia có xe pháo mã đỏ để ăn thi được gọi là đè) thì được gọi là kết ba.

- Tuỳ từng nơi chơi, từng hội chơi mà giá trị kết đôi hay kết ba được tính thêm điểm vào lúc tổng kết cuối mỗi ván chơi. Ngoài ra, việc người có cái cố gắng kết đôi hay kết ba nhưng bị đè (người chơi khác có bộ lớn hơn) cũng tính thêm điểm cho người đè được kết đôi. Việc "đi đêm" cũng có nhiều hội chơi sử dụng, đó là cách tráo đổi quân giữa những người chơi sao cho có lợi cho cả hai bên để được nhiều nhóm quân hơn. Khi "đi đêm", các quân bài được úp mặt phải xuống chiếu để đảm bảo tên các quân tráo đổi được giữ kín.

Sưu tầm: Vũ Minh Huyền

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet;

Hashtags: #baitamcuc; #bai-tam-cuc; #thuvientrochoi

Trò chơi tương đồng