Kết Nối Cộng Đồng - Nâng Tầm Văn Hóa
HOTLINE:
  • 0969.084.985
ĐÁNH ĐÁO
 

Tên trò chơi: ĐÁNH ĐÁO

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt - Việt Nam .

Lịch sử: 

- Đánh đáo là một trò chơi dân gian được truyền qua nhiều đời ở Việt Nam. Đánh đáo phổ biến cả ở ba miền: Bắc, Trung và Nam. Trò đánh đáo này phổ biến ở nhiều địa phương miền Bắc thời bao cấp thiếu thốn.

Mục đích, ý nghĩa: Vui vẻ, thoải mái . .

Số lượng người chơi: Hai người chơi trở lên .

Chuẩn bị: 

Địa điểm chơi: Đánh đáo không cần 1 không gian quá rộng rãi nhưng cần bằng phẳng, nếu nhiều người chơi thì sẽ cần chỗ rộng.

   

 

Dụng cụ chơi:

- Đồng xu

- Thứ để đánh: Thường được đúc bằng chì. Trẻ em thường gom các mảnh chì từ các bình ắc - quy hoặc từ đâu đó, nấu chảy ra, đổ vào trôn của bát ăn cơm để làm thành con cái này. Con cái cũng có thể được đúc bằng khuôn nặn đất sét. Sau đó, cái chì sẽ được mài sơ đi cho nhẵn nhụi, dễ chơi.

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):  

 - Bắt đầu chơi thì đứa đi đầu tiên sẽ cầm hết cả xấp tiền xu đã góp lại, đứng tại đường gạch thứ nhì, ném tất cả về phía đường gạch kia . Nếu chơi có lỗ, thì mục tiêu sẽ là làm sao ném cho các đồng xu rớt vào trong lỗ, càng nhiều càng tốt, vì tất cả các xu lọt vào trong lỗ sẽ thuộc về người ném . Số xu không lọt vào lỗ sẽ nằm rải rác trên mặt đất, chung quanh cái lỗ, hoặc cũng có khi văng ra xa hơn . Bây giờ các đứa còn lại sẽ bàn với nhau, và sau đó sẽ chỉ vào một trong các đồng xu đó . Dĩ nhiên, đó là đồng xu ở vào vị trí mà cả bọn tin là khó chọi trúng nhứt . Đó sẽ là mục tiêu cho đứa đang chơi . 

- Trong trường hợp có mấy đồng xu nằm dính chùm với nhau, thì mấy đồng đó đương nhiên là mục tiêu, bọn còn lại bị tước mất cái quyền chỉ định mục tiêu . Đứa đang chơi sẽ dùng một đồng chọi của riêng nó, nhắm chọi cho trúng cái đồng xu mà đối phương đã chỉ định, hoặc cái đống tiền xu nằm dính chùm với nhau . Trong trường mục tiêu chỉ định, nếu nó chọi trúng thì nó sẽ "ăn" hết tất cả các xu . 

- Nếu nó chọi trật hay trúng một đồng xu khác thì phiên chơi của nó chấm dứt, và đứa có thứ tự kế tiếp sẽ bắt đầu chơi . Trong trường hợp mục tiêu đương nhiên (đống xu dính chùm) thì đứa chơi phải dùng đồng chọi của nó chọi thế nào cho tất cả các đồng xu đó rời ra hết . Nếu làm được vậy, nó sẽ "ăn" hết, nếu không thì phiên chơi của nó chấm đứt . Đứa được đi kế sẽ gom tất cả xu lại, đi tới đường gạch ở đầu kia và bắt đầu chơi . Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi tất cả các xu đã được "ăn" hết .  

 Cách chơi khác: 

- Đánh đáo được các trẻ em miền quê tổ chức chơi trên những nền đất mềm vừa phải, 2 hay nhiều em sẽ tổ chức thi đua với nhau. Ngoài các đồng xu, trẻ em còn có thể thay thể bằng nhiều đồ chơi khác như hình, dây chun (thun), bi ve, nắp chai,... Tùy theo từng giai đoạn (mùa chơi — "mùa dế", "mùa hình"...) mà một khu vực nào đó có thể cùng trao đổi một loại đồ chơi. Ngoài cách chơi đặc cược tất cả vào một ô còn có cách chơi đối kháng với nhau. Hai hoặc nhiều người chơi chọn cho mình một vị trí để đặt đáo (hòn), mỗi lượt một người cố gắng dùng đáo (hòn) của mình ném trúng đáo (hòn) của đối phương. Mỗi khi đánh trúng 1 đối phương, người chiến thắng có thể tiếp lượt để tấn công các đối thủ khác (nếu chơi nhiều người).

Sưu tầm: Nguyễn Lan Quỳnh

Video minh họa: youtube.com/watch?v=Pwp87R37D3o

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet;

Hashtags: #danh-dao; #danh-dao; #thuvientrochoi

 

Trò chơi tương đồng