Tương truyền rằng, "đánh yến" có nguồn gốc từ câu chuyện về một chàng trai ở “Mường Trời”. Trong một chuyến du Xuân dưới hạ giới, chàng đã phải lòng một cô gái. Sau khi uống rượu say, chàng trai đã làm một quả yến để cùng cô gái giã rượu.
Tên trò chơi:
Trò chơi "đánh yến" hay còn gọi là "Tức Mác Lẹ"
Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực chơi:
Việt - Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa trò chơi:
- Trò chơi thể hiện được sự khéo léo, độ chính xác cao, khả năng phán đoán và sự điêu luyện của đôi tay của người chơi,mà đây còn là sinh hoạt văn hoá độc đáo của người Tày, là hình thức kết nối, tăng cường tính tập thể và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
- "Đánh yến" cũng không chỉ là môn thể thao giải trí thông thường, mà còn mang màu sắc tâm linh và ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp sau một năm lao động nặng nhọc, vất vả. Với rất nhiều ý nghĩa như vậy, vào những ngày vui Xuân đón tết, trò chơi dân gian đánh yến hay còn gọi là “Tức Mác Lẹ” luôn nhận được sự hưởng ứng của tất cả mọi người. Đây là dịp để mọi người xích lại gần nhau hơn với tinh thần thể thao vui vẻ, đoàn kết.
Số lượng người chơi:
Càng nhiều người chơi trò chơi sẽ càng vui, thú vị hơn.
Không gian chơi
- Sân rộng rãi, bằng phẳng
Dụng chơi
- Yến được làm bằng lá cọ, ống nứa tép, lông gà và một số đồ dùng khác.
- Vợt làm bằng gỗ
- "Chơi yến" cũng được chia làm nhiều hình thức, có thể chơi tập thể đông người, hoặc 2 đội thi đấu với nhau. Chơi tập thể thì cả nam, nữ đứng thành vòng tròn trên một bãi đất bằng phẳng, người chơi cứ truyền cho nhau chiếc yến bằng bàn tay, cố gắng không để yến bị rơi.
- Còn thi đấu thì chia thành đội, mỗi đội đứng 1 bên đánh yến sang cho nhau, bên nào để yến rơi xuống đất nhiều thì sẽ là đội thua cuộc. Đội thua sẽ được “ thưởng rượu” và hát giao duyên.
Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:
Hashtags: #danhyen; #thuvientrochoi