Tên trò chơi: TẬP TẦM VÔNG
Thể Loại: Trò chơi dân gian.
Dân tộc/ Khu vực: Việt - Việt Nam .
Mục đích, ý nghĩa:
“Tập tầm vông” rèn khả năng phán đoán của người chơi, tạo không khí vui vẻ, gắn kết. Trò chơi này được sử dụng nhiều trong việc phát triển tư duy của trẻ nhỏ (khả năng ghi nhớ và đọc đúng bài đồng dao).
Số lượng người chơi: Đối với trò chơi “Tập tầm vông” cần tối thiểu 2 người trở lên và càng đông thì càng thú vị. Người chơi sẽ chia thành các nhóm/cặp/cùng nhau chơi tập thể.
Lịch sử: Trò chơi “Tập tầm vông” có lẽ đã xuất hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ vùng này qua vùng khác với hình thức truyền miệng và đến nay trải quá bao nhiêu thế hệ trẻ em nhưng nó vẫn tồn tại.
Chuẩn bị:
Không gian chơi
Nền đất trống, khoảng cách đủ rộng để người chơi cùng ngồi/đứng. Trò chơi không yêu cầu vận động mạnh hay di chuyển trong quá trình tham gia.
Dụng cụ chơi
Một vật dụng nhỏ để nắm gọn trong lòng bàn tay mà không bị hở ra. Ví dụ: viên bi/sỏi, xúc xắc,...
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Mời các bạn
Đoán sao cho đúng
Tập tầm vó
Đố tay nào có
Tay nào không
Có có, không không.
- Kết thúc bài hát, người chơi đưa hai tay cho những người còn lại đoán xem vật nhỏ nằm ở bên nào. Người đoán đúng là người dành chiến thắng. Người đoán sai sẽ chịu phạt. Hình phạt có thể tự thỏa thuận trước đó tùy thuộc vào độ tuổi-môi trường. Ví dụ: búng tai, hát, kể chuyện cười, chạy vòng quanh,...
- Sau đó chọn người chơi mới và bắt đầu vòng chơi mới.
Biến thể của đồng dao: (Sưu tầm)
Tập tầm vông
Chị có chồng
Em ở vá
Chị ăn cá
Em mút xương
Chị ăn kẹo
Em ăn cốm
Chị ở Lò Gốm
Em ở Bến Thành
Chị trồng hành
Em trồng hẹ
Chị nuôi mẹ
Em nuôi cha.
Sưu tầm: Vũ Thị Nhật Lệ
Video minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=UHXPYS1fj_g
Thông tin bổ sung:
Nguồn tham khảo: Internet;
Hashtags: #tap-tam-vong; #tap-tam-vong; #thuvientrochoi